Bạn đã biết gì về ngày Tết ông Công ông Táo trong văn hóa Việt Nam?

Trong văn hóa Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là một ngày đặc biệt trong năm với nhiều ý nghĩa truyền thống sâu sắc, vậy bạn đã hiểu hết ý nghĩa chưa? Cùng Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia (Royal School) tìm hiểu về ngày này nhé!

Ngày Tết ông Công ông Táo hay còn được gọi là Tết ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) hằng năm, đây cũng là ngày mà vị “thần Bếp" - người trông coi việc bếp núc cho mọi nhà, lên chầu Ngọc Hoàng nhằm báo cáo mọi việc đã diễn ra trong năm. Thực chất Táo Quân trong tín ngưỡng của người Việt là để chỉ 3 vị thần bao gồm: thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ thường sắm một lễ tiễn Táo về trời cùng một chú cá chép. Theo dân gian, thì ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên gặp Ngọc Hoàng cũng vì vậy mà dân gian hay có câu “cá chép hoá rồng". 

Ngày Tết ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp gắn liền với hình ảnh cưỡi cá chép về trời

Bên cạnh đó, việc thả cá chép trong ngày này cũng tượng trưng cho sự vượt khó qua hình ảnh “cá chép vượt Vũ môn” để đạt được những thành công trong năm mới, mong cầu sự sinh sôi, phát triển của người Việt từ xưa đến nay.

Trong văn hóa dân tộc, Táo Quân còn là người giữ sự ấm áp, bình yên cho gia đình, chính vì vậy, ngày Tết ông Táo còn là ngày cầu mong sự ấm no, sum họp và cũng là dấu mốc đánh dấu một năm mới đang đến rất gần. Theo truyền thống Việt Nam, sau ngày này, mọi người sẽ bắt đầu sửa sang nhà cửa thật tươm tất, chuẩn bị những món ăn cổ truyền dân tộc để sẵn sàng chào đón một năm mới. 

Sau ngày này, mọi người sẽ bắt đầu sửa sang, bài trí nhà cửa thật tươm tất chuẩn bị đón Tân niên 

Một mùa Tết nữa lại “ngấp ngưỡng” đến gần, để mong cầu một năm mới ngập tràn may mắn hãy cùng nhau tiễn ông Táo về Trời và hy vọng cho một năm thật bình an, hạnh phúc và ấm no. 

Tin: Thanh Tiền
Ảnh: Media 
Phòng Tư vấn Tuyển sinh